Các loại hạt ngũ cốc dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe | Boich.vn

Ngũ cốc là tên gọi chung của các lại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau. Mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và sức khoẻ cho người già và trẻ nhỏ. Đồng thời, đây cũng là một lại thực phẩm cực kỳ phổ biến trong việc hộ trợ giảm cân hay Eat Clean. Vậy loại ngũ cốc nào tốt cho sức khoẻ, hãy cùng boich.vn tìm hiểu qua các loại hạt ngũ cốc qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại hạt ngũ cốc

1. Mè

Mè (hay còn gọi là vừng), có chưa rất nhiều dưỡng chất như: Protein (chất đạm), gluxit (chất bột đường), lipit (chất béo), calo nhiệt lượng, sắt, photpho và các loại vitamin như B1, B2, niacin,… Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, pentose, hắc sắc tố, saccharose,… đặc biệt hạt mè có hàm lượng vitamin E rất lớn, đứng đầu trong các loại thực phẩm.

mè

2. Gạo nếp

Gạo nếp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, gồm có: Chất bột, chất đạm, chất béo, calci, phospho, sắt, vitamin b1, đường saccharose, mạch nha,… Đặc biệt, vitamin E và các dưỡng chất trong gạo nếp được Đông Y sử dụng để chữa chứng tê phù, nghẹn và đồng thời nó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho da.

Ngoài ra, gạo nếp còn tính ấm giúp ấm bụng, vị ngọt, dễ tiêu hoá, chữa được các bệnh tiêu chảy, tiểu đường, rối loan bài tiết,…

Tiết lộ cho bạn biết, gạo nếp cẩm là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng xếp hàng đầu, được xem như một siêu thực phẩm xét ở góc độ dinh dưỡng. 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng lớn vitamin E, chất sắt, chất sơ và chất chống oxy hoá

Gạo nếp

3. Gạo tẻ

Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột thật sự dồi dào, theo đó còn có protein (đạm), một ít chất sắt, kẽm, vitamin (B1, B2, vitamin E, niacin,…) và các khoáng chất khác (Kali, Canxi, Magie, Photpho,…). Đặc biệt, gạo tẻ rất tốt cho trẻ nhở nhờ chất sắt có lợi cho hồng cầu và enzym, hộ trợ sự phát triển của tế vào, chống oxy hoá trong máu, giúp xương và răng phát triển,…

Tuy khá nhiều dưỡng chất nhưng gạo tẻ vẫn không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng cảu cơ thể. Vì vậy nên sử dụng gạo tẻ cùng với các loại thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

gạo tẻ

4. Lúa mì

Lúa mì có thành phần dinh dưỡng chính là Carbonhydrate, cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nếu sử dụng lượng lớn có thể gây ảnh hưởng dẫn đến tăng nồng độ đường trong máu. Đồng thời, nó cũng chứa một lượng lớn chất xơ không hoà tan và một ít chất xơ hoà tan. Nó cũng chứa một lượng protein vừa phải và cá vitamin, khoáng chất như folate, photpho, đồng, mangan, selen,..

Lúa mì được xem như nguồn cung cấp vitamin và carbonhydrate dồi dào, đáng tin cậy cho tẻ nhỏ. Lượng lớn chất xơ trong lúa mì khiến nó trở thành thuốc nhuận tràng tự nhiên cho trẻ nhỏ. Sử dụng lúa mì cho trẻ nhỏ cũng sẽ tránh được các tình trạng khó tiêu, đầy hơi ảnh hưởng đến vận động của trẻ nhỏ.

Có một điều chắc chắn là lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng vì nó giữ lại được nhiều dinh dưỡng hơn.

Lúa mì

5. Yến mạch

Yến mạch là một trong các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như Vitamin B, magie và sắt. Một chén yến mạch 117g sẽ chứa 68% mangan, 18% phospho, 16% kẽm và 4 gram chất xơ.

Yến mạch rất đa dụng và có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, có thể nghiền nát để chế biến thành thực phẩm dưới dạng bột hoặc cháo, hay được pha với nước sôi hoặc sữa, sau đó phủ một lipws trái cây tươi, quế hoặc các loại hạt để thưởng thức,…

Hiện nay, ngũ cốc yến mạch được bày bán khắp nơi trên thị trường, tuy nhiên các bạn vẫn nên tự chế biến thì yến mạch làm sẵn thường chứa nhiều đường và các chất bảo quản, các chất khác không tốt cho sức khoẻ.

Yến mạch

6. Ngũ cốc muesli

Muesli là một loại ngũ cốc thô, được tạo ra nhờ sự kết hợp của các loại ngũ cốc, hạt và trái cây khô, không chứa bất kỳ loại dầu hay chất tạo ngọt, hơn nữa còn là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, bao gồm: Protein, chất xơ, vitamin và nhiều loại khoáng chất.

Sử dụng muesli trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các loại bệnh tật như cao huyết áp, bệnh tim, ung thư buồng trứng, ung thư vú,…

Ngũ cốc muesli

7. Ngũ cốc Granola

Ngũ cốc Granola được làm từ yến mạch, trái cây và các loại hạt, tất cả được sấy khô trong lò cho tới khi trở nên giòn tan. Nó chứa một lượng lớn protein (đạm) và các chất béo lành mạnh tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, ngũ cốc Granola còn cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin B, magie, phốt pho và mangan.

Ngũ cốc Granola

8. Gạo lứt

Gạo lứt chính là một trong những ngôi sao toả sáng trong thế giới của các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt vì những lợi ích sức khoẻ mà nó đem lại.

Ba thành phần dinh dưỡng nhất của gạo lứt bao gồm: Cám, mầm, nội nhũ. Trong quá trình xay xát chúng không bị loại bỏ. Bên cạnh đó, gạo lứt còn nhiều protein (đạm), chất xơ, cùng các khoáng chất, hợp chất thực vật lành mạnh khác.

Thường xuyên ăn gạo lứt có tác dụng giảm nhiều mức cholesterol cao, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu và nuôi dưỡng một số lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Nhược điểm của loại gạo này là không tươi lâu được như gạo trắng nên thời gian tốt nhất để sử dụng là trong vòng 6 tháng.

Gạo lứt

9. Cao lương

Cao lương là một trong các loại hạt ngũ cốc đã có từ lâu đời và còn tồn tại cho tới ngày nay. Nó phổ biến ở Châu Phi. Ở vùng Trung Đông, nó được sử dụng để làm bánh mì couscous.

Cao lương thường không chưa gluten, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh như ADHD, celiac, bệnh tự kỷ và hội chứng ruột kích thích.

Có rất nhiều cách để chế biến và sử dụng cao lương, bạn có thể biến nó thành bỏng ngô rồi sử dụng hoặc sử dụng bột của chúng để làm bánh mì, pizza và đồ nướng.

Cao lương

10. Kiều mạch

Kiều mạch cùng họ với cây đại hoàng, thường được biết đến như một loại hạt. Trong kiều mạch có chứa tận chín loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, giàu vitamin B và protein toàn phần.

Bảng thành phần dinh dưỡng nổi bật kiều mạch đã giúp loại ngũ cốc này trở thành một thực phẩm cực kỳ quý giá đối với sức khỏe của con người. Trong Đông Y học, người ta dùng nó để làm các phương thuốc chữa các bệnh như bạch đới, khí hư, suy nhược cơ thể, ban xuất huyết hoặc bị ra nhiều mồ hôi.

Về cách dùng, bạn có thể sử dụng hạt kiều mạch để làm nguyên liệu cho món bánh kếp, mì soba hoặc thêm vào món salad trộn.

Kiều mạch

11. Lúa mạch

Được mệnh danh là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất trong nhân loại. Và chính người Ai Cập cổ đại đã đánh giá cao nó cao đến mức họ có thể chôn xác ướp cùng với vòng cổ lúa mạch.

Trong tất cả các loại hạt ngũ cốc, lúa mạch có chứa nhiều chất xơ nhất. Các chất xơ trong lúa mạch hầu hết là chất xơ hòa tan beta-glucans, giúp kiểm soát mức cholesterol và tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch của con người.

Ngoài ra, lúa mạch nguyên hạt cũng giàu vitamin, chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất thiết yếu khác.

Lúa mạch

12. Hạt Kê

Kê là một loại cây thân thảo, có hạt nhỏ. Các giống kê chính bao gồm: Kê ngón tay, kê proso, kê đuôi chồn, kê ngọc trai. Còn hạt kê thường được sử dụng để làm bánh mì ở Ấn Độ và bia ở Châu Phi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột kê cho món bánh kếp không chứa gluten hoặc các loại bánh nướng xốp.

Ngoài ra, hạt kê còn chứa nhiều mangan, là một khoáng chất quan trọng giúp xương và não bộ luôn dẻo dai, khỏe mạnh.

Hạt Kê

13. Diêm mạch (Quinoa)

Diêm mạch vốn là một loại hạt giống có xuất xứ từ Nam Mỹ. Nó rất giàu protein toàn phần, chất xơ, phốt pho, magie, folate, mangan và vitamin B1. Đặc biệt diêm mạch không chứa gluten (một protein gồm gliadin và glutenin)

Vì chứa nguồn protein dồi dào, nên diêm mạch là sự lựa chọn phù hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn chay, ăn kiêng. Ngoài ra, diêm mạch còn có thể ngăn ngừa được các tình trạng béo phì, tiểu đường, tim mạch.

Hạt diêm mạch thường được sử dụng trong món salad, súp hoặc các món xào ăn kèm với cơm. Bạn cũng có thể dùng chung với sữa và thưởng thức nó như một loại ngũ cốc ăn sáng. Tuy nhiên, bạn nên cận thận rửa sạch hạt diêm mạch trước khi nấu để loại bỏ đi lớp saponin- một hóa chất thực vật tự nhiên có vị đắng, giúp cho món ăn ngon hơn.

Diêm mạch

14. Gạo hoang dã

Mặc dù tên gọi của nó có từ “Gạo” nhưng thực chất đây không phải là giống lúa mà là một hạt giống thủy sinh. Loại gạo hoang này thường sẽ mọc tự nhiên dọc theo đường thủy ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.

Gạo hoang dã

Nó cung cấp cho cơ thể bằng gấp đôi lượng protein và chất xơ có trong gạo lứt cộng lại. Tuy nhiên loại gạo này lại khá ít chất sắt và canxi. Đặc biệt, chỉ số GI (tốc độ hấp thụ đường vào máu) của nó thấp nhất trong các loại gạo, điều này giúp kiểm soát tốt mức đường huyết của cơ thể chúng ta.

Một số câu hỏi thường gặp

Loại ngũ cốc nào tốt cho sức khoẻ?

Có nhiều loại ngũ cốc cực kỳ tốt cho sức khoẻ như: Mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì, yến mạch, gạo lứt, cao lương, kiều mạch,…

Ngũ cốc dinh dưỡng có hỗ trợ giảm cân không?

Có, ngũ cốc có thể hỗ trợ giảm cân nhưng còn phải tuỳ thuộc vào loại ngũ cốc mà bạn chọn, cách chế biến và cách kiểm soát khẩu phần ăn lành mạnh. Một số loại ngũ cốc có hàm lượng đường cao, ít chất xơ sẽ khiến bạn tăng cân nếu không kiểm soát khẩu phần ăn của mình.

Nên chọn loại ngũ cốc nào để giảm cân?

Bạn có thể tham khảo thêm các loại ngũ cốc sau vào thực đơn giảm cân của mình như: Bột ngũ cốc Calbee Nhật Bản, Ngũ cốc yến mạch giảm cân Quaker, ngũ cốc giảm cân Hàn Quốc Damtuh,…

Qua bài viết này, boichvietnam đã cùng bạn điểm qua các loại hạt ngũ cốc cực kỳ tốt cho sức khoẻ cho cơ thể và có thể hộ trợ giảm cân, cụ thể là 14 loại. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn.

Xét duyệt bởi: Boich.vn

5/5 - (24 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *