Ngũ cốc là gì? 5 loại ngũ cốc gồm những gì? | Boich.vn

Ngũ cốc là loại thực phẩm quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, mang đến nhiều chất dinh dưỡng và hộ trợ cải thiện sức khoẻ cực kỳ tốt. Tuy vậy ít ai biết ngũ cốc là gì, ngũ cốc gồm những gì. Hãy cùng boich.vn tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!

ngũ cốc là gì

1. Ngũ cốc là gì? Ngũ cốc nguyên hạt là gì?

Ngũ cốc (hay bột ngũ cốc) là tên gọi chung của loại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân gian, y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định sẽ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng kể cả người già và trẻ em.

Vậy ngũ cốc gồm những hạt gì? Câu trả lời đó là: Thông thường, ngũ cốc được làm từ 5 loại hạt thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.

Ngũ cốc nguyên hạt là ngũ cốc chỉ loại bỏ các lớp vỏ trấu bên ngoài, đồng thời giữ lại toàn bộ phần bên trong hạt. Chính vì thế, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giữ lại toàn bộ lượng chất dinh dưỡng có trong hạt ngũ cốc.

Ngũ cốc là gì? Ngũ cốc nguyên hạt là gì?

2. Ngũ cốc có bao nhiêu loại?

Bạn đã biết ngũ cốc gồm những loại nào chưa? Nhìn chung, các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa thì cách hiểu của họ về ngũ cốc là không hoàn toàn giống nhau.

Sau này, ngũ cốc còn được hiểu là bao gồm tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực như: lúa mì, yến mạch, đại mạch,…

Thực tế, ngũ cốc có tới gần 300 loại khác nhau, nên sẽ có nhiều cách liệt kê khác nhau về ngũ cốc.

Ngũ cốc có bao nhiêu loại?

3. Điểm qua 5 loại ngũ cốc phổ biến

Như đã kể ở trên. Nếu bạn hỏi 5 loại ngũ cốc (bột ngũ cốc) gồm những gì hay 5 loại ngũ cốc là gì thì dưới dây sẽ mô tả chi tiết hơn về 5 loại ngũ cốc thường gặp nhất:

3.1 Mè

Trong mè (vừng) có nhiều chất dinh dưỡng cao như chất béo (lipit), protein (đạm), chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa,… Ngoài ra, trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Và đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất lớn, đứng top đầu trong các loại thực phẩm (100 g mè đen chứa lên đến 5.14 mg vitamin E).

Một số món ngon từ mè: muối mè, sữa hạt mè, chè mè đen,… Hoặc dùng để ép thành dầu mè hoặc rắc, tẩm ướp cho nhiều món ăn cho có hương vị đậm đà, thơm ngon hơn.

mè

3.2 Gạo nếp

Gạo nếp có độ dinh dưỡng gần như tương đồng với gạo tẻ, là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Trong đó, nếp cẩm được xếp hàng đầu, 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng đáng kể vitamin E, chất sắt, chất xơ và chất chống oxy hoá.

Gạo nếp

3.3 Gạo tẻ

Gạo là một trong những loại hạt ngũ cốc lâu đời nhất được sử dụng để nấu cơm, cháo hoặc làm một số loại bánh. Đồng thời là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, protein, vitamin (B1, B2, vitamin E,…), ít chất sắt, kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Canxi, Photpho, Kali).

Dù khá nhiều dinh dưỡng nhưng nó không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên dùng gạo tẻ cần phải kết hợp với đa dạng thực phẩm khác.

gạo tẻ

3.4 Lúa mì

Lúa mì rất giàu carbohydrate (tinh bột đường), đây thành phần dinh dưỡng chính của lúa mì, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tăng nồng độ đường trong máu.

Ngoài ra, trong lúa mì còn chứa chất xơ, chứa protein, nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Đặc biệt, lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng.

Lúa mì

3.5 Các loại đậu

Đậu nàng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,… đều là những nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho con người, kể cả trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.

Ăn các loại đậu nguyên hạt sẽ tốt hơn so với đậu tách vỏ vì phần lớn các chất xơ và dưỡng chất khác tồn tại trong vỏ của chúng.

Hạt đậu chứa lượng protein dồi dào, khá ít chất béo, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, các vitamin (A, B, C…) và các khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt, kẽm…) đều rất có lợi cho trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi phát triển.

Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc khác sẽ được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, giúp cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt, giảm tình trạng béo phì nhưng lại tăng cân tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh tật như ung thư, tiểu đường,…

các loại đậu

4. Ngũ cốc có tác dụng gì?

Ngũ cốc thích hợp cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người bình thường, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, những bệnh nhân tiểu đường… Bổ sung từ 1 – 2 ly ngũ cốc mỗi ngày để thu nạp thêm năng lượng mà không lo tăng cân. Dưới đây là một số tác dụng của ngũ cốc:

– Cung cấp năng lượng: Ngũ cốc là một nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể, chúng cung cấp cho cơ thể các loại tinh bột và carbohydrate phức tạp giúp duy trì sức khỏe và sức khoẻ.

– Cải thiện tiêu hóa: Ngũ cốc cung cấp chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, ức chế sự phát triển vi khuẩn độc hại trong đường ruột.

– Cung cấp chất dinh dưỡng: Ngũ cốc chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin E, sắt, magiê, kẽm và đồng, các chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của con người.

– Giảm nguy cơ bệnh tật: Ngũ cốc được liên kết với việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư và bệnh thận.

– Giảm cân: Ngũ cốc có thể giúp giảm cân bằng cách cung cấp chất xơ và độ chín giúp cho cơ thể cảm thấy no và hạn chế sự ăn uống thừa.

– Tăng cường sức đề kháng: Ngũ cốc cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể đẩy lùi các bệnh tật.

Giúp sống lâu hơn: Một báo cáo đăng trên tạp chí BMJ cho thấy rằng, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt có liên quan với việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh tim mạch vành, bệnh hô hấp, bệnh truyền nhiễm và bệnh đái tháo đường. Sử dụng dữ liệu từ 45 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tính toán rằng so với ăn uống không có ngũ cốc nguyên hạt, những người ăn 90 gram ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân khoảng 17 %.

ngũ cốc có tác dụng gì?

5. Năm món ăn ngon từ ngũ cốc dễ làm

5.1 Ngũ cốc hạt diêm mạch và quế táo

Nguyên liệu: Sữa ít béo, táo cắt nhỏ, hạt diêm mạch, bột quế, muối, hạnh nhân băm vụn, mật ong.

Hòa tan sữa tươi, 1/3 chén táo, hạt diêm mạch, quế và muối trong một cái chảo nhỏ. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sôi hoàn toàn. Sau đó, đậy nắp kín lại và đun ở mức lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc hoàn toàn, trong vòng khoảng 12 phút.

Để yên trong vòng 5 phút. Sau đó, lấy ngũ cốc vừa chế biến cho ra đĩa, phủ thêm táo tươi, hạnh nhân và mật ong trước khi thưởng thức.

ngũ cốc hạt diêm mạch và quế táo

5.2 Ngũ cốc yến mạch và quế táo

Nguyên liệu: Táo lột sẵn vỏ, đường nâu, súp bột quế, bột nhục đậu khấu, muối, súp nước cốt chanh, yến mạch hạt tấm, sữa tách béo, quả trứng gà, nước.

Bôi một ít dầu vào bên trong nồi nấu chậm. Tiếp theo, cho táo vào một cái tô cùng với đường, bột quế, bột nhục đậu khấu, ít muối. Cho nước cốt chanh vào sau cùng.

Khuấy đều hỗn hợp và cho hết vào nồi nấu chậm. Trong lúc đó, cho thêm sữa, trứng gà và nước vào một cái tô và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp mịn hẳn. Sau đó, rưới hết hỗn hợp vào nồi nấu chậm.

Bật chế độ nấu chậm trong vòng 8 tiếng hoặc chế độ nấu nhanh trong vòng 4–5 tiếng. Vậy là bạn đã có được một món ngũ cốc ngon tuyệt rồi.

ngũ cốc yến mạch và quế táo

5.3 Ngũ cốc yến mạch và sữa dừa

Nguyên liệu: Yến mạch hạt tấm, sữa dừa không đường, một ít muối, mơ khô, hạt phỉ, siro phong.

Cho sữa dừa, yến mạch và muối vào một cái tô sau đó trộn cho đều. Sử dụng bọc thực phẩm bọc kín tô rồi để vào tủ lạnh qua đêm. Sáng sớm hôm sau, bạn hãy hâm nóng lại để ăn cho ngon. Cho thêm hạt phỉ, mơ khô và siro phong vào tô. Bước cuối cùng, thưởng thức món ngũ cốc đầy dinh dưỡng mà không kém phần ngon miệng mà bạn đã làm.

ngũ cốc yến mạch và sữa dừa

5.4 Ngũ cốc yến mạch và việt quất

Nguyên liệu: Sữa tươi ít béo, yến mạch hạt tấm, siro phong hoặc mật ong, xoài tươi, việt quất, quả mâm xôi.

Cho bột yến mạch, sữa vào chảo, đun sôi ở nhiệt độ vừa. Sau khi đã sôi, giảm dần nhiệt độ ở mức nhỏ, lúc này, bạn nên thường xuyên khuấy hỗn hợp đều tay cho đến khi sữa cô đặc lại khoảng 5 phút. Sau đó cho thêm siro phong hoặc mật ong vào sau đó đổ ra tô, bạn có thể trang trí thêm vài lát xoài, mâm xôi cùng việt quất sau đó thưởng thức.

ngũ cốc yến mạch và việt quất

5.5 Ngũ cốc sữa chua với mâm xôi và chocolate

Nguyên liệu: sữa chưa trắng không béo, ngũ cốc lúa mạch hạt vụn, quả mâm xôi tươi, chocolate loại viên nhỏ, hạt bí đỏ, bột quế.

Cho ngũ cốc vào một cái tô và thêm sữa chua, mâm xôi, chocolate vụn, hạt bí đỏ cùng bột quế vào trộn đều. Vậy là bạn đã có thể thưởng thức món ăn đầy dinh dưỡng này rồi.

ngũ cốc sữa chua với mâm xôi và chocolate

6. Một số câu hỏi thường gặp

Ngũ cốc là gì? Bột ngũ cốc gồm những hạt gì?

Ngũ cốc là tên của một loại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.

Ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế loại nào tốt hơn?

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hầu chứa hết các phần của nhân hạt là cám, nội nhũ và mầm, ngũ cốc tinh chế đã loại bỏ cám và mầm trong quá trình tinh chế. Do vậy hàm lượng chất xơ cùng các chất dinh dưỡng khác trong ngũ cốc nguyên hạt cao hơn ngũ cốc tinh chế. Đó là lý do tại sao các chuyên gia sức khoẻ thường khuyến khách mọi người nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hằng ngày.

Ngũ cốc có thể chế biến kết hợp với các thực phẩm khác không?

Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể kết hợp ngũ cốc với đa dạng các loại thực phẩm khác như: quế táo, sữa dừa, việt quất, chocolate,…

Như đã nói, ngũ cốc có tới gần 300 loại khác nhau, vì vậy, có rất nhiều món ăn ngon được làm từ ngũ cốc và cực kỳ dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ của mọi người, sẽ không khó để lựa chọn một trong số đó để đưa vào thực đơn cho bạn và cả gia đình. Hy vọng qua bài viết này, Kiến Thức Bổ Ích đã giúp các bạn hiểu rõ ngũ cốc là gì/ bột ngũ cốc là gì và những điều cần biết về loại thực phẩm này.

Xét duyệt bởi: Boich.vn

5/5 - (30 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *